Những điều cần biết về thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam
 Quốc Tế Hoàn Mỹ       28/03/2018

Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển lĩnh vực thực phẩm chức năng

Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra khái niệm TPCN như sau: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học”.

Và hiện nay, xu thế nghiên cứu và sử dụng các TPCN được điều chế từ các thảo dược tự nhiên, kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền đang được ưu chuộng. Trong khi đó, Việt Nam sở hữu thảm thực vật phong phú cùng nền y học cổ truyền kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử là những điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực TPCN.

Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng lớn để phát triển lĩnh vực TPCN

Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng lớn để phát triển lĩnh vực TPCN

Khí hậu nhiệt đới gió mùa lắm nắng, nhiều mưa tại Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho hệ thống động thực vật phát triển phong phú: Lương thực thực phẩm (ngũ cốc, các loại đậu, rau củ quả, gia súc gia cầm…), tài nguyên lâm nghiệp, dược liệu, động vật hoang dã, tài nguyên thủy hải sản…. Theo thống kê, nước ta có khoảng 3948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật và trên 50 loại tảo có khả năng làm thuốc chữa bệnh, chế biến thành các chế phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, người Việt cũng khá thuần thục về cách sử dụng và khai thác công dụng của các loại thảo dược này nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh những ưu điểm thuận lợi về nguồn nguyên liệu cũng như tinh hoa học thuật, Việt Nam còn sở hữu đội ngũ cán bộ khoa học trẻ, năng động, nhiệt tình, đam mê khám phá và lĩnh hội khoa học công nghệ, là nguồn nhân lực chính trong quá trình mở rộng và phát triển lĩnh vực TPCN tại Việt Nam.

Mặt khác, Việt Nam nằm trong nhóm các nước dân số cao của Thế Giới và tốc độ tăng trưởng dân số khá cao, cơ cấu dân số trẻ, là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất TPCN.

Tình hình thị trường thực phẩm chức năng còn nhiều bất cập

Nhận định về thị trường TPCN tại Việt Nam, các nghiên cứu thị trường đã tổng kết rằng, hiện nay nước ta có 3.600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN, 57% số sản phẩm sản xuất trong nước và khoảng 90% nhà thuốc đang bán TPCN. Dù sở hữu khá nhiều lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực và trên Thế Giới, song thị trường TPCN tại Việt Nam chưa có nhiều khởi sắc. Tình trạng nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm TPCN từ nước ngoài vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn, trong khi các tài nguyên để phát triển lĩnh vực sản xuất TPCN tại Việt Nam vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Người tiêu dùng còn có khá nhiều “định kiến” với sản phẩm TPCN, chưa nhận định được vai trò cũng như vị trí quan trọng của TPCN đối với sức khỏe con người. Việc nhận diện TPCN, thuốc và các thực phẩm thông thường vẫn chưa thực sự rõ ràng, khiến người tiêu dùng vẫn còn hoài nghi và nhầm lẫn vai trò cũng như công dụng của các sản phẩm này. Thực trạng này một mặt xuất phát từ việc thiếu kiến thức chuyên môn của người tiêu dùng, mặt khác là do nhiều công ty, doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng, miêu tả công dụng của TPCN một cách bừa bãi.

Người Việt vẫn chưa nhận thức được vai trò to lớn của TPCN

Người Việt vẫn chưa nhận thức được vai trò to lớn của TPCN

Minh chứng cho điều này, có thể nhắc đến một ví dụ điển hình: Trên nhiều trang web quảng cáo, chúng ta thường nghe nhắc đến sản phẩm TPCN tăng chiều cao với nhiều công dụng “phi thực tế” như: Tăng 5cm chỉ sau 1 liệu trình, tăng chiều cao cho người sau 30 tuổi… trong khi điều này lại đi ngược lại với quy luật phát triển thể chất tự nhiên của con người, khiến nhiều khách hàng, người tiêu dùng mất niềm tin vào TPCN, thậm chí phủ nhận và chối bỏ những công dụng của nhóm sản phẩm này.

Bên cạnh đó, theo nhận định của các công ty, doanh nghiệp sản xuất và phân phối TPCN, những quy định thể chế về hạng mục sản phẩm này còn khá bất hợp lý, phụ thuộc vào cơ chế quản lý của sản phẩm thuốc, thiếu tính nhất quán giữa các cơ quan quản lý về các quy định: Thời gian nghiên cứu và đăng ký sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm TPCN, mức giá hay phương thức phân phối sản phẩm tại các kênh bán hàng, đại lý, cơ sở khám chữa bệnh… khiến cho không ít các doanh nghiệp gặp nhiều rào cản, khó khăn trong việc đề xuất các chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài, thị trường mất cân đối, doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, người tiêu dùng mất quyền lợi trong khi sản phẩm TPCN lại đánh mất thị trường.

Bỏ qua sản phẩm TPCN và vai trò của TPCN, người Việt có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật, dịch bệnh mãn tính khá cao. Trong khi đó, các dịch bệnh mãn tính không thể ngăn ngừa một cách tối đa chỉ nhờ vắc – xin được sản xuất chủ yếu bằng hóa chất, mà còn cần sự hỗ trợ, bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tật.

Giải pháp phát triển thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam

Với nhiều ưu thế nổi bật trên các phương diện: Nguyên liệu, lao động, thị trường… tại sao ngành công nghiệp TPCN tại Việt Nam vẫn chưa phát triển xứng tầm?

Hiệp hội TPCN Việt Nam xác định, thị trường TPCN tại Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thành một ngành kinh tế - y tế mũi nhọn với những sản phẩm chất lượng tốt nhất, có hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật nếu đảm bảo được các yếu tố dưới đây:

Quy hoạch, bảo tồn hệ động thực vật, dược liệu: Hệ sinh thái động vật, thực vật phong phú có nguy cơ bị cạn kiệt nếu chúng ta không có phương án chăm sóc và bảo tồn phù hợp. Do đó, các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp có mục tiêu phát triển công nghiệp TPCN cần đề ra các phương án thực tế nhằm chăm sóc nguồn nguyên liệu tự nhiên này, tạo điều kiện cho công nghiệp TPCN có cơ hội phát triển bền vững.

 

Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp phát triển lĩnh vực TPCN

Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp phát triển lĩnh vực TPCN

Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học công nghệ sản xuất, quản lý: Thực trạng tỉ lệ sản phẩm TPCN nhập khẩu khá cao là biểu hiện những yếu kém trong khâu nghiên cứu khoa học công nghệ sản xuất TPCN. Do đó, các doanh nghiệp cùng các cơ quan ban ngành cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ công nghệ, kĩ thuật nghiên cứu và sản xuất TPCN, mở ra một “thời đại mới” cho nhóm sản phẩm tiềm năng này tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu, đưa ra định hướng, ràng buộc rõ ràng, thống nhất dành cho nhóm sản phẩm TPCN, giúp các doanh nghiệp triển khai phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường thuận lợi hơn.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về vai trò của TPCN: Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm TPCN, cơ quan chức năng và doanh nghiệp cung ứng cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về vai trò, đặc điểm của TPCN một cách đầy đủ và chính xác nhất để người tiêu dùng có cái nhìn chính xác nhất về sản phẩm này, từ đó “kích cầu” để nâng cơ cơ hội phát triển của lĩnh vực tiềm năng này.

avatar

Bài viết của

Quốc Tế Hoàn Mỹ

Copyright © 2020 QUOCTEHOANMY.COM. All Rights Reserved.
up